Cơ thể con người được xem là một bộ máy hoàn chỉnh tuyệt vời, bao gồm rất nhiều bộ phận và chúng thực hiện các chức năng khác nhau nhằm giúp duy trì sự sống của cơ thể. Bạn có biết da là bộ phận chiếm diện tích nhiều nhất của cơ thể chúng ta không? Toàn bộ da có độ che phủ lên đến 2,2m và chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, phản ánh rõ rệt tình trạng sức khỏe và sắc đẹp của mỗi người.
Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được cấu tạo và chức năng của da là gì? Có bao nhiêu loại da cơ bản? Những kiến thức này chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu thêm về làn da của mình, từ đó xây dựng một quy trình làm đẹp da thật hợp lý nhé!
Cấu tạo của da
Da gồm có 3 lớp từ bề mặt bên ngoài vào gồm: Biểu bì, Trung bì và Hạ b
1. Lớp biểu bì
Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da người thường độ dày là 0,5 – 1mm phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là dày nhất và mỏng nhất là ở da vùng quanh mắt. Tuy lớp biểu bì không có mạch máu nhưng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì.
Hầu hết tế bào trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở lớp đáy (lớp sâu nhất ở lớp biểu bì). Các tế bào sừng mới được tạo ra di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Một khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da dần dần chúng sẽ bị sừng hóa và tróc ra khỏi da và được thay thế bởi các tế bào mới hơn – Đây là quá trình sừng hóa trên da.
Rải rác khắp lớp đáy của lớp biểu bì là các tế bào melanocytes tạo ra sắc tố melanin, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu da của chúng ta. Da càng sẫm màu thì chứng tỏ trên da càng chứa nhiều melanin. Chức năng của melanin chính là lọc các bức xạ tử ngoại từ ánh mặt trời làm tổn hại đến da.
Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào tua (langerhans) là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng giúp ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.
Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh chính xác sức khỏe của da bạn xem có được giữ ẩm tốt không, chống nắng tốt không? Quá trình lão hóa da xảy ra các vết nhăn thì sẽ ở các lớp sâu hơn trên da.
2. Lớp trung bì
Lớp trung bì là lớp tiếp theo của cấu tạo da nằm ở giữa. Đây là lớp da dày nhất chứa nhiều collagen và elastin khiến cho da dẻo dai và đàn hồi hơn. Lớp trung bì cũng chứa các dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.
Dây thần kinh ở lớp trung bì giúp nhận biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác. Ví như đầu ngón chân, đầu ngón tay sẽ chứa nhiều dây thần kinh nên cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào.
Tuyến bã nhờn giúp tiết ra dầu nhờn trên da giúp cho da giữ được độ ẩm và cũng bảo vệ da khỏi các chất lạ. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, tạo ra quá nhiều bã nhờn như làn da tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.
>>>Xem thêm: Bị mụn không nên ăn gì? Bị mụn có nên ăn trứng không?
Da chứa nhiều collagen và elastin khiến cho da đàn hồi hơn
Các tuyến mồ hôi tạo ra mồ hôi khi thời tiết nóng bức hoặc khi gặp căng thẳng. Mồ hôi bao gồm nước, muối và các chất khác. Khi mồ hôi bay hơi khỏi da sẽ giúp làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi ở vùng nách và cơ quan sinh dục tiết ra nhiều hơn tạo ra mùi cơ thể đặc trưng cho mỗi người.
Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương ở bên ngoài.
Các mạch máu của lớp trung bì giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao khiến các mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt. Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu co lại giúp giữ nhiệt trên cơ thể.
Trên các phần khác nhau trên cơ thể thì số lượng dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu sẽ thay đổi khác nhau. Ví dụ như ở đỉnh đầu thì sẽ có nhiều nang tóc hơn trong khi lòng bàn chân lại không hề có nang lông.
Lớp hạ bì (lớp mỡ dưới da)
Trong cấu tạo của da, lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì có chứa mô liên kết và phân tử chất béo. Đây được xem như một lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.
Thường lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày tùy vào từng bộ phận trên cơ thể, có thể kể đến như vài milimet ở phần mí mắt hay vài centimet ở da bụng mông và ngực.
Quá trình lão hóa sẽ khiến mô mỡ dưới da mất đi khiến cho da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.
Các chức năng của da là gì?
1. Chức năng bài tiết cho cơ thể
Da là một hệ thống làm sạch loại bỏ các chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố và chất thải được giải phóng thông qua tuyến mồ hôi và thông qua lỗ chân lông.
2. Bảo vệ cơ thể
Da là hàng rào chống lại các tác nhân xấu gây hại, bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ hô hấp, mạch máu, xương,…. Còn có tác dụng ngăn ngừa mất nước của cơ thể, duy trì độ ẩm, ngoài ra da còn có tác dụng chống thấm nhằm bảo vệ cơ thể không bị sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác vào trong cơ thể.
Da bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường
3. Da giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể
Da giúp điều hòa cơ thể một cách ổn định thích ứng theo môi trường bên ngoài thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu trong lớp hạ bì. Ví dụ nếu như bên ngoài nhiệt độ cao thì cơ chế tự động của da sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể, còn nếu ngược lại nhiệt độ bên ngoài thấp thì các mạch máu bên dưới da sẽ tự động co lại làm giảm đi cơ chế tiết mồ hôi thu nhỏ lỗ chân lông giúp giữ nhiệt lại cho cơ thể chúng ta. Hiện tượng này sẽ thấy rõ khi thời gian vào mùa hè hoặc mùa đông. Thêm vào đó, lớp mỡ ở dưới da còn có vai trò cách nhiệt cho cơ thể, giúp giảm bớt ảnh hưởng nhiệt lạnh đến cơ thể và ngăn mất nhiệt cho cơ thể.
4. Chức năng tiếp nhận cảm giác
Da có chức năng tiếp nhận cảm xúc, tức là giống như những thiết bị cảm ứng nhiệt, giúp cho chúng ta có ý thức được nhiệt độ nóng là như thế nào cũng như như thế nào là lạnh, đau, áp lực. Chức năng này của da được phát hiện bởi các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng này mà cơ thể chúng ta có thể thích nghi với yếu tố ngoại cảnh và các tác nhân tiêu cực.
Tuy nhiên những tổn thương lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng cảm giác của da. Ví dụ như chúng ta bị bỏng cấp độ 1,2 thì chúng ta còn có cảm giác rát, đau. Nhưng nếu bị bỏng ở cấp độ 3 thì chúng ta không còn cảm thấy đau, rát vì các dây thần kinh trong da đã bị phá hủy.
5. Các chức năng quan trọng khác của da
- Da chứa các tế bào miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giúp cơ thể phòng chống được các loại bệnh tật.
- Chúng ta có thể nhận biết được một số bệnh, tình trạng sức khỏe của chúng ta thông qua các biểu hiện của da, ví dụ như mắc bệnh gan có thể gây nên vàng da, bị bệnh lao thì da trở nên sạm đi, mắc bệnh giun sán khiến cho làn da chúng ta xuất hiện các triệu chứng như sẩn ngứa,…
- Ngoài ra, một làn da khỏe mang lại giá trị thẩm mỹ và tăng sự tự tin cho người sở hữu. Người xưa có câu: “Nhất dáng nhì da” nhưng trong giai đoạn này, với một số người có thể họ cần một làn da đẹp hơn là một vóc dáng chuẩn. Thế nên câu “Nhất da nhì dáng” thì vẫn đúng nhé!
Có bao nhiêu loại da cơ bản?
Da chúng ta được chia ra thành 5 loại cơ bản gồm có: da khô, da nhờn, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da thường. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về từng loại da hy vọng có thể giúp ích cho các bạn cách mà mình xác định được da mình thuộc loại nào.
Có 5 loại da cơ bản phổ biến
Da thường
Bật mí với bạn là bất kỳ ai cũng mong muốn mình sở hữu loại da thường này. Vậy lý do là gì?
Vì làn da này là sự cân bằng tốt giữa dầu và nước. Da thường căng mịn, lỗ chân lông hầu như không nhìn thấy được, màu da đều, hồng hào tự nhiên ít bị nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài. Có thể nói đây là làn da hoàn hảo, không tì vết vì thế việc chăm sóc cho làn da này không quá cầu kỳ và tốn kém như những làn da bên dưới.
Da nhờn
Da nhờn đó là loại da tiết ra rất nhiều dầu và có mô nhờn rất dày. Đặc điểm để nhận thấy loại da này rất đơn giản gì da hay bị bóng dầu khắp mặt, đặc biệt nhận thấy rõ nhất là vùng da ở trán, mũi , cằm và má. Do đặc tính da nhờn tiết ra nhiều dầu nên lỗ chân lông rất to, dễ dàng bụi bẩn xâm nhập từ đó gây ra hiện tượng da bị mụn.
Da nhờn rất hay xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, những người hay bị stress trong công việc, hay họ sống trong một môi trường nóng và ẩm.
Da khô
Da khô là hiện tượng da có tình trạng khô ráp, những người sở hữu làn da khô này thường có những lỗ chân lông khá nhỏ, ít nổi mụn sần, đôi khi làn da chúng ta xuất hiện mụn thịt hay mụn đầu đen, da hơi sần sùi. Thậm chí da khô còn có hiện tượng vẩy nhỏ, bong tróc khi thời tiết hanh khô. Những người thuộc làn da này cần phải có những biện pháp cải thiện lại làn da để khắc phục tình trạng của da càng sớm càng tốt vì da khô lâu sẽ khiến cho da bạn xuất hiện các nếp nhăn gây tình trạng lão hóa cho da.
Da nhạy cảm
Được coi là loại da gây ra sự khó chịu cho chủ nhân và khó chiều chuộng nhất. Những người sỡ hữu là da này thì da rất mỏng nên rất dễ bị kích ứng gây khó chịu cho cơ thể, nên việc chăm sóc da nhạy cảm này một cách bài bản thật sự rất khó khăn. Người sở hữu làn da “khó chịu” này luôn trong cảm giác bị ngứa, châm chích, khó chịu trong người. Vì vậy những người này rất khổ sở vì làn da của mình.
Khi ra đường tiếp xúc ánh nắng thì rất dễ bị bỏng rát dù chỉ trong một thời gian ngắn tiếp xúc, dễ ửng đỏ.
Các đặc điểm nhận biết bạn có thể nhìn ra từ loại da này là: Da có nhiều dầu hoặc rất khô; Bên cạnh đó cũng rất dễ nổi mụn và mụn rất dễ viêm.
Da hỗn hợp
Da hỗn hợp là loại da có chỗ thì thừa dầu, chỗ thì thiếu nước. Người sở hữu làn da này sẽ sở hữu hai hay nhiều các đặc điểm của những làn da khác, điểm hình nhất là da hỗn hợp thường có những vùng da khô và da nhờn.
Loại da này cũng khá khó chịu như da nhạy cảm vì chúng có thể được xem là một môi trường tốt để các nếp nhăn, mụn các vảy bong tróc hay những vết ửng đỏ vào cùng một thời điểm. Nếu chúng ta không có chế độ chăm sóc làn da này một cách hiệu quả thì điều đó sẽ khiến da chúng ta trở nên tổn thương và bị lão hóa nhanh hơn.
>>>Xem thêm: 5 vấn đề thường gặp nhất ở da
Qua những thông tin trên, mỹ phẩm Eucerin mong là những chia sẻ về cấu tạo và chức năng của da cũng như các loại da cơ bản. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn nhận đúng đắn về làn da của mình và nhận biết được da mình là da gì thông qua những dấu hiệu kể trên để các bạn có các chế độ chăm sóc và có thể lựa chọn được loại mỹ phẩm phù hợp với từng loại da nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho da của bạn nhé!